Hướng dẫn vệ sinh thiết bị nhà tắm đúng cách

Hoàng linh - 26/09/2022 - 0 bình luận

Phòng tắm là một trong những không gian được sử dụng nhiều nhất trong nhà và đây cũng là không cần được vệ sinh thường xuyên nhất. Phòng tắm cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển bởi vì luôn phải tiếp xúc với nước và luôn ẩm ướt, do đó mà việc vệ sinh phòng tắm cũng như các thiết bị nhà tắm là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là những hướng dẫn của chúng tôi để giúp bạn vệ sinh các thiết bị nhà tắm đúng cách.

Vệ sinh thiết bị nhà tắm hàng ngày

  • - Lau toàn bộ thiết bị: Sử dụng khăn giấy ướt hoặc miếng bọt biển để lau sạch các chất tràn và giọt bẩn trên vòi nước, bồn rửa và các thiết bị nhà tắm khác. Có thể dùng khăn giấy ướt để lau các vết nhỏ giọt trên bồn vệ sinh hoặc dưới sàn nhà nếu có.
  • - Lau khô tường và cửa phòng tắm sau khi sử dụng: Sau mỗi lần tắm, hãy sử dụng chổi cao su hoặc khăn để lau cửa ra vào và các bức tường của buồng tắm hoặc bồn tắm để ngăn ngừa sự tích tụ váng xà phòng và vệt nước.
  • - Treo khăn và áo choàng tắm (nếu có) lên thanh chắn để giúp chúng nhanh khô, tránh ẩm mốc và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cần giặt khăn hằng ngày hoặc sau mỗi lần sử dụng, cả khăn cá nhân và khăn lau tay dùng chung, để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

Vệ sinh thiết bị nhà tắm hàng tuần

  • - Giặt khăn và làm sạch thảm phòng tắm: Hàng tuần, hãy thu thập tất cả khăn tắm, khăn tay, khăn mặt và thảm phòng tắm để giặt sạch chúng. Đối với thảm phòng tắm không giặt được, có thể vệ sinh bằng cách hút bụi hoặc mang thảm ra bên ngoài và giũ sạch.
  • - Làm sạch và khử trùng bồn cầu: Cho dung dịch tẩy rửa chuyên dụng vào bồn cầu và đóng nắp bồn cầu. Sau đó dùng khăn giấy ướt hoặc miếng bọt biển lau sạch các bề mặt của bồn cầu. Cuối cùng, dùng chổi tiến hành cọ rửa bên trong bồn cầu, chú ý làm sạch kỹ những vành và khe khó nhìn thấy, rồi xả nước.
  • - Làm sạch vòi hoa sen và bồn tắm: Cho dù buồng tắm của bạn làm bằng chất liệu gì đi nữa thì nó vẫn cần được làm sạch hàng tuần để tránh việc tích tụ váng xà phòng và nấm mốc trên bề mặt do hơi nước tồn tại lâu trong không khí tạo ra. Nếu phòng tắm nhà bạn có thêm rèm tắm, hãy sử dụng khăn ẩm lau thanh treo và rèm để loại bỏ bụi và mảng bám xà phòng tích tụ.
  • - Làm sạch chậu rửa mặt: Sử dụng chất tẩy rửa đa năng hoặc hỗn hợp baking soda và vài giọt giấm để loại bỏ dấu vết củ mỹ phẩm, kem đánh răng và bụi bẩn bám trên bề mặt chậu rửa. Rửa sạch lại bằng nước thường và lau khô bằng khăn mềm để tránh các vết nước. Mẹo ở đây là bạn có thể dùng dung dịch baking soda và giấm đổ xuống cống thoát nước chậu rửa mặt để làm sạch tắc nghẽn rất hiệu quả.
  • - Lau chùi công tắc đèn, tay nắm tủ và tay nắm cửa: Các vị trí này là nơi dễ sản sinh ra vi khuẩn nhất và cũng dễ bị tích tụ các vết ố và mảng bám nhất. Bạn có thể vệ sinh các vị trí này mỗi tuần bằng cách dùng khăn giấy ướt lau sạch hoặc sử dụng chất tẩy rửa.
  • - Làm sạch gương phòng tắm: Dùng nước rửa kính chuyên dụng phun lên mặt gương sau đó dùng khăn vải mềm sợi nhỏ để lau sạch. Lưu ý lau gương thật cẩn thận và chọn chất liệu khăn mềm, tránh các loại khăn xơ cứng để hạn chế để lại dấu vết trên bề mặt gương.
  • - Lau sàn phòng tắm: Cuối cùng, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ tất cả những thiết bị ở trên, bạn hãy quét sạch bụi bẩn, loại bỏ lông, tóc và rác trên sàn, sau đó lau sạch sàn bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.

Vệ sinh thiết bị nhà tắm hàng tháng

Tùy thuộc vào mức độ sử dụng phòng tắm của bạn, dưới đây là những công việc mà bạn nên thực hiện để làm sạch sâu phòng khách theo tháng hoặc theo mùa.

  • - Kiểm tra và làm sạch kẹt cửa, gờ cửa sổ và ván chân tường: Đây là những vị trí bắt bụi và tích tụ mảng bám theo thời gian, do đó sau một vài tháng sử dụng, bạn nên kiểm tra và vệ sinh các khu vực này bằng cách dùng bàn chải đánh răng để đánh thật sạch.
  • - Vệ sinh đèn chiếu sáng: Kiểm tra các thiết bị chiếu sáng phòng tắm như đèn chùm, đèn thả, đèn vách… xem có bụi hay không. Thay bóng đèn nếu bóng đèn bị hư hỏng hoặc không ổn định và lau sạch bụi bẩn bằng khăn khô vải mềm sợi nhỏ. Đặc biệt cẩn thận khi lau bóng đèn thủy tinh.
  • - Làm sạch đầu vòi hoa sen: Nếu vòi hoa sen chảy ra dòng nước yếu hoặc nước bắn tung tóe thì rất có thể nó đã bị tắc nghẽn do bụi bẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày trong quá trình sử dụng. Do đó mỗi tháng, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng cũ để cọ các kẽ nhỏ của vòi hoa sen, giúp loại bỏ cặn bám hiệu quả.
  • - Giặt rèm tắm và rèm cửa sổ nếu có: Nếu nhà tắm của bạn được trang bị rèm tắm và rèm cửa sổ, bạn cũng nên giặt chúng sau một vài tháng sử dụng để đảm bảo mọi bụi bẩn và vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn, hạn chế nguy cơ vi khuẩn sinh sôi trong phòng tắm.

Lời kết

Trên đây là những hướng dẫn của Trương Hiền. Pro để giúp bạn vệ sinh thiết bị nhà tắm đúng cách theo ngày, theo tuần và theo tháng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn, và đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn các giải pháp thiết bị nhà tắm nhé!

 

Thông tin liên hệ

SHOWROOM TRUNG TÂM NỘI THẤT TRƯƠNG HIỀN PRO

🎯 Showroom 1:

Địa chỉ: 1821A, Nguyễn Ảnh Thủ, Bà Điểm, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0933032988 (Zalo)

🎯 Showroom 2:

Địa chỉ: 1/2A Quang Trung, Khu phố 5, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0898509390 (Zalo)

Viết bình luận của bạn

https://www.facebook.com/dentrangtrirtruongh.com.vn
Top
Sale

Không sẵn có

Hết hàng